3 CÁCH ĐỂ TRỞ THÀNH “NHÀ LÃNH ĐẠO” THỰC THỤ

Nguyễn Thiện Khải

Là chủ doanh nghiệp, chúng ta có thể đảm nhiệm nhiều vai trò khác nhau trong tổ chức. Trừ khi chúng ta làm việc độc lập, nếu không một trong những vai trò quan trọng nhất chính là lãnh đạo cấp dưới.
Và đối với nhiều người, điều này là không hề dễ dàng. Chìa khóa cho sự thành công và giúp doanh nghiệp đạt năng suất cao chính là sự tôn trọng và tin tưởng của đội ngũ nhân viên vào “nhà lãnh đạo”. Nó sẽ tác động tích cực có động lực để gắn bó lâu dài, một nhà lãnh đạo quan tâm đến đạo đức, kinh nghiệm làm việc của đội nhóm cũng là yếu tố mang lại kết quả tốt đẹp cho doanh nghiệp nói chung và nhân viên nói riêng. Sau đây là 3 cách để trở thành một nhà lãnh đạo thành công mà ít ai có thể làm được.

Cách để trở thành nhà lãnh đạo thực thụ

1. Truyền thông (Communication)

Nhà lãnh đạo cần ngồi lại với nhóm của mình thường xuyên để trao đổi điều gì tốt, điều gì xấu và điều gì không nên làm để tìm ra giải pháp hướng khắc phục cho những điều đã và có thể xảy ra trong thời điểm tới. Khi chúng ta bắt đầu, chúng ta cần lắng nghe tích cực và đặt câu hỏi cho nhóm. Đây là một bước đơn giản nhưng thường xuyên bị bỏ qua trong lúc trao đổi và thảo luận. Một nhà lãnh đạo thực thụ phải minh bạch về những gì mà họ có thể không biết. Hãy nắm bắt cơ hội để học hỏi từ nhân viên. Điều này có thể giúp nhà lãnh đạo thiết lập sự giao tiếp cởi mở và tạo dựng niềm tin với đội ngũ.

Việc truyền thông đối với nhà lãnh đạo
Truyền thông trong việc lãnh đạo

2. Tin tưởng (Confidence)

Chúng ta phải tin rằng mình là một nhà lãnh đạo, nhưng chúng ta cũng phải có niềm tin vào khả năng của đội nhóm. Khi bắt đầu công việc mới, nhà lãnh đạo sẽ không nói với nhân viên công việc cụ thể mà họ phải làm, ngược lại nhân viên phải thể hiện các kỹ năng của bản thân để chứng minh năng lực và cho nhà lãnh đạo thấy những gì họ sẽ làm. Điều quan trọng là nhà lãnh đạo cần giúp nhóm của mình phát triển niềm tin về các kỹ năng riêng của mỗi cá nhân và củng cố niềm tin đó dù ở bất kỳ hoàn cảnh nào.

Sự tin tưởng đối với nhân viên của nhà lãnh đạo
Tin tưởng khả năng làm việc của nhân viên giúp gắn kết với nhau

3. Cam kết (Commitment)

Người lãnh đạo cần cam kết và thực hiện theo đúng với những gì đã nói với cấp dưới của mình nhiều như họ tự cam kết với bản thân khi thực hiện các công việc của mình. Như một dòng chảy liên tục và tôn trọng lẫn nhau là rất cần thiết, cam kết là điều tự nhiên. Người lãnh đạo nên cởi mở và tôn trọng với cách làm việc khác nhau của nhân viên, điều đó đồng nghĩa với việc lãnh đạo không nên quá cứng nhắc trong việc lãnh đạo và cố gắng linh hoạt với lịch trình của nhân viên bất cứ khi nào có thể. Cam kết có nghĩa là tin tưởng vào quá trình làm việc của nhân viên và vào kết quả mà họ đạt được trong hiện tại, tạo dựng được môi trường hòa đồng nhất có thể.

Cam kết của nhà lãnh đạo với cấp dưới
Việc cam kết những việc mình đã nói thì tự khắc nhân viên cũng làm điều tương tự

Nhìn chung, ba “típ” trên chia sẻ về niềm tin và sự tôn trọng với cấp dưới là điều cần thiết để lãnh đạo hiểu rõ hơn. Khi chúng ta tin tưởng vào nhóm của mình cũng chính là tin tưởng vào khả năng nhìn nhận nhân viên của mình và việc được đối xử với họ một cách tôn trọng, thì họ cũng tự khắc làm điều tương tự để gắn kết, điều này sẽ khiến họ phát triển nhiều kỹ năng, đạo đức, làm việc tận tâm, không khí thoải mái cũng là yếu tố quan trọng không thể thiếu để gia tăng hiệu suất làm việc được hiệu quả rõ rệt trong quá trình gắn bó lâu dài.
Một đội nhóm làm việc hiệu quả đồng nghĩa với sự thành công và mong muốn gắn bó lâu dài với doanh nghiệp. Trở thành một nhà lãnh đạo nghĩa là trước tiên và trên hết, chúng ta phải là một người dẫn dắt đúng đắn và gương mẫu. Những hành vi mẫu mực mà chúng ta mong muốn nhìn thấy ở đội nhóm, đặt niềm tin vào khả năng của họ và không bao giờ ngừng giao tiếp – đó là cách mà nhà lãnh đạo được đào tạo để phát triển nhân viên của mình phát triển tốt nhất mỗi ngày.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.