Mỗi ngày trên chuyến xe đi làm, nhân viên văn phòng luôn trong trạng thái tươi cười vui vẻ. Nhưng khi kết thúc công việc và trên chuyến xe trở về nhà, những nụ cười đó dường như biến mất, thay vào đó là sự căng thẳng, mệt mỏi. Chúng ta có thể dễ dàng thấu hiểu vì hầu hết đều trải qua những cảm giác này mỗi ngày. Giữa các nhân viên đã có những cuộc thảo luận sôi nổi, họ thảo luận về vấn đề nơi mình làm việc. Kết thúc những cuộc thảo luận đó, mọi người đều nhận ra rằng, họ đều không thể tin tường vào ai trong văn phòng.
Nếu đối với nhiều nhân viên, việc tin tưởng vào ai đó trong tổ chức, công ty là điều khó khăn, thì điều đó lại càng khó khăn đối với một CEO hoặc người đứng đầu trong trong tổ chức. Họ phải đặt niềm tin vào số lượng lớn người có năng lực phù hợp. Vậy, các nhà lãnh đạo có thể kiến tạo mô hình về xây dựng niềm tin để phát triển tổ chức không? Dưới đây là một số thách thức mà nhà lãnh đạo có thể gặp phải trong việc xây dựng niềm tin.
1. Tin tưởng vào khả năng của mọi người
Khi nhà lãnh đạo chỉ đặt niềm tin vào khả năng của một số người, trong khi đối với một số người khác thì họ xem đó là trách nhiệm đối với tổ chức, thì doanh nghiệp không thể phát triển tốt được.
Mỗi nhân viên có khả năng khác nhau. Thách thức lớn là làm sao có thể tin tưởng vào khả năng của mọi người, bất kể sự đóng góp, năng lực, hiệu suất,… mà họ mang lại. Thông thường, nhà lãnh đạo chỉ tin vào một số ít, còn lại thì không. Đó không phải là cách tiếp cận cân bằng, mà đó là sự thiên vị. Điều này gây bất lợi cho sự phát triển của tổ chức. Nhà lãnh đạo cần phải tin tưởng vào khả năng của tất cả mọi người, có như thế họ mới có thể sử dụng một cách tối ưu để khuyến khích nhân viên làm việc và phát triển các hành động chiến lược hiệu quả.
2. Tin tưởng vào lòng tốt của nhân viên
Hành vi tốt của những người làm việc trong tổ chức đóng vai trò rất quan trọng trong việc đẩy mạnh phát triển của công ty. Mỗi người sẽ có hành vi, tính khí và giáo dục về đạo đức cũng khác nhau. Do đó, nhà lãnh đạo không thể chỉ xem một vài người là tốt và tin tưởng hoàn toàn vào họ, trong khi những người còn lại thì không. Để cho căng bằng việc này, họ phải phát huy những mặt tốt của mỗi người và cải thiện mặt xấu để mang lại hiệu quả tốt nhất. Một hệ thống đúng đắn, công bằng và minh bạch sẽ tạo cho mọi người một môi trường làm việc tốt và không tạo ra hành vi tiêu cực. Như vậy, thách thức của nhà lãnh đạo chính là phải tin vào lòng tốt của mọi người và truyền cảm hứng cho những hành động tốt nơi làm việc để phát triển tổ chức một cách tốt nhất.
3. Đảm bảo mức độ tin cậy không bị ảnh hưởng bởi những phản hồi tiêu cực và chính trị nhóm
Trong mọi tổ chức, có những người luôn tìm cách để gửi những phản hồi tiêu cực của người khác cho người đứng đầu, động cơ của hành động này có thể là do ghen tị hoặc cũng có thể là do chính trị văn phòng. Nhưng mục đích chính của hành động này đều làm ảnh hưởng tiêu cực đến danh tiếng của con người. Tương tự, do chính trị văn phòng, phản hồi tiêu cực cũng xuất hiện bởi một người mà người đó có thể không thuộc một nhóm cụ thể nào hoặc có thể là người trung lập. Điều này khiến cho mức độ tin tưởng của nhà lãnh đạo bị lung lay. Vì vậy, thách thức lớn ở đây là phải tạo sự khôn ngoan, đúng đắn khi tiếp nhận những phản hồi này. Hoặc hiểu bản chất thật sự của phản hồi từ các bộ phận khác nhau, phát triển theo cách nghỉ riêng của mình chứ không phải chỉ lắng nghe từ một ý kiến của ai đó. Trong trường hợp, nếu lòng trung thành của nhà lãnh đạo với một nhóm cụ thể ảnh hưởng đến mức độ tin cậy, thì điều này sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của tổ chức.
4. Xây dựng văn hóa tin cậy
Xây dựng văn hóa tin cậy thực sự mà trong đó mỗi người tin tưởng hoàn toàn vào người khác là một thách thức lớn đối với một nhà lãnh đạo. Nếu tổ chức được di trì để đảm bảo rằng tất cả các thành viên có niềm tin đầy đủ, nhiều vấn đề sẽ được giải quyết. Nhà lãnh đạo cần đưa ra những hành động cụ thể để mọi người có một niềm tin vào lãnh đạo của mình. Văn hóa tin cậy cũng sẽ được sinh ra một cách tự nhiên khi các hệ thống của tổ chức được xây dựng mà không bị phân biệt đối xử, đảm bảo cơ hội phát triển của mỗi người là như nhau.
(Nguồn: LinkedIn)