Với xu hướng thị trường đầy biến động – hơn bao giờ hết, việc cần những nhà lãnh đạo có năng lực là rất cần thiết trong chiến lược. Tuy nhiên, với những tập đoàn lâu đời việc sẵn sàng để thích ứng với sự thay đổi, thực hiện các kế hoạch chiến lược đề ra và thực hiện những kế hoạch mới cho những biến động trong tương lai.
Doanh nghiệp cần đưa ra những biện pháp để phòng tránh những rủi ro có thể xảy ra do những chiến lược không phù hợp với mỗi doanh nghiệp – Cũng như trang bị những hành trang cần thiết cho lãnh đạo hiện tại và tương lai trước những thay đổi bất ngờ sẽ tới.
Chiến lược lãnh đạo là gì?
Là những kế hoạch chi tiết nhằm thống nhất giữa những khoản đầu tư vào sự phát triển lãnh đạo với chiến lược, mục tiêu, nguyện vọng của doanh nghiệp.
Liệu hệ thống quản lý nhân tài hiện tại có thực sự hỗ trợ xây dựng văn hóa doanh nghiệp và mục đích quản lý mong muốn hay không.
Vì sao cần đến chiến lược lãnh đạo?
Người lãnh đạo cần xác định rõ chiến lược kinh doanh. Nhưng lại quên rằng những ý tưởng về kế hoạch cũng cần được thực hiện và biến nó thành hiện thực.
Không chỉ nên gắn liến với những lối lãnh đạo cũ kỹ. Những chương trình tiềm kiếm nhân tài chung chung mà không tính đến các chiến lược kinh doanh cụ thể cho cả 1 tổ chức nói chung hay tổng thể doanh nghiệp.
Việc kết nối các tư duy lãnh đạo của tổ chức và cá nhân là nguyên nhân khiến cho đội ngũ quản lý cấp cao khó thích ứng với sự thay đổi và đáp ứng các mục tiêu hằng ngày.
Bí quyết xây dựng chiến lược lãnh đạo
1. Xác định động lực lãnh đạo
Những yếu tố quyết định lợi thế cạnh tranh bền vững với tổ chức trong ngành công nghiệp cụ thể.
2. Vạch ra mục tiêu chi tiết
Các cấp quản lý dựa vào nhau để hợp tác hiệu quả trong công việc, đưa sản phẩm mới ra thị trường
Thu thập thông tin chi tiết về người tiêu dùng – Từ đó chuyển đổi thành ý tưởng cho những sản phẩm
Thay đổi văn hóa theo chiều hướng khuyến khích tư duy đổi mới và suy nghĩ sáng tạo thay vì e ngại rủi ro.
Các mục tiêu chiến lược lãnh đạo cần chi tiết và cụ thể hơn, phản ánh những cơ hội thực tế và những vấn đề xung quanh làm động lực chính. Chiến lược kinh doanh cần được rõ ràng để giúp nhà quản lý xác định được công việc cần phải thực hiện để sớm đạt được những thành công.
5 yếu tố quan trọng trong xây dựng chiến lược lãnh đạo
Số lượng cần thiết: doanh nghiệp cần bao nhiêu nhà lãnh đạo? những nhà lãnh đạo hiện tại và tương lai trên sơ đồ tổ chức là gì? những nhà lãnh đạo chưa chính thức thì sao?
Đặc điểm mong muốn: Những đặc điểm mà nhà lãnh đạo cần có là gì? những ai có đủ khả năng để giữ vị trí này?
Năng lực và hành vi: Những kỹ năng, năng lực, kinh nghiệm cho chiến lược kinh doanh và xây dựng những nền tảng văn hóa mà người lãnh đạo mong muốn
Khả năng làm việc tập thể: khă năng làm việc nhóm. kỹ năng đột phá thay đổi bản thân để hoàn thiện tổ chức
Văn hóa lãnh đạo mong muốn: Phong cách lãnh đạo mà đội ngũ của mình mong muốn là gì? làm thế nào để tạo sự tham gia và gắn kết của các nhân viên lại với nhau. huấn luyện và nuôi dưỡng những nhân tài mới.
>> Xem thêm bài viết: https://nguyenthienkhai.com/uncategorized/7-dieu-giup-nang-cap-nang-luc-cho-nha-lanh-dao-cao-hon/1343/