Chiến lược lãnh đạo: 5 yếu tố quan trọng cần lưu ý

chiến lược lãnh đạo

Trong thời đại phát triển công nghệ hiện nay – Hơn bao giờ hết việc cần có những nhà lãnh đạo có tầm nhìn xa, luôn luân phiên có những chiến lược mới là rất cần thiết. Tuy nhiên, trên thực tế cho thấy ngay cả những tập đoàn lâu đời nhất cũng không được chuẩn bị sẵn sàng để thích ứng với những thay đổi và thực hiện tốt nhất công tác kế hoạch chiến lược đã đề ra , cũng như lên kế hoạch cho những biến động có thể thay đổi trong tương lai một ngày gần nhất.

Việc các doanh nghiệp có thể phòng tránh các rủi ro có thể xảy ra do chiến lược lãnh đạo không phù hợp – Cũng như trang bị các chiến lược cần thiết cho nhà lãnh đạo hiện tại và tương lai trước những thay đổi sắp tới.

Chiến lược lãnh đạo là gì?

chiến lược lãnh đạo của doanh nghiệp
Chiến lược lãnh đạo của doanh nghiệp

Chiến lược lãnh đạo là phát triển lãnh đạo , mục tiêu, nguyện vọng. Cụ thể, cần bao nhiêu người lãnh đạo, vị trí như thế nào, họ cần có những kỹ năng gì, và cách hành xử dưới góc độ là cá nhân cũng như tập thể nhằm đạt được những kết quả trong tương lai mà doanh nghiệp muốn hướng tới.

Nhà lãnh đạo cần quan tâm và xác đinh được các vấn đề phải xem xét như: Hệ thống quản lý nhân tài hiện tại có thực sự xây dựng, hỗ trợ văn hóa doanh nghiệp và mục đích quản lý doanh nghiệp hay không.

Vì sao cần đến chiến lược lãnh đạo?

Chiến lược lãnh đạo của doanh nghiệp
Các chiến lược lãnh đạo trong doanh nghiệp

Là một nhà lãnh đạo cần quan tâm đến việc xác định rõ chiến lược kinh doanh của công ty. Nhưng ít người có ý tưởng và thực hiện theo kế hoạch một cách trơn tru theo tiến độ, biến nó thành hiện thực.

Doanh nghiệp cần tách rời những danh sách năng lực cũ kỹ và những danh sách hiện tại chưa phát triển. Tiến hành xây dựng các chương trình tìm kiếm – phát triển nhan tài còn chung chung chưa hướng đến chiến lược kinh doanh cụ thể cho tổ chức.

Việc tiếp cận phát triển tư duy lãnh đạo tổ chức và cá nhân là nguyên nhân khiến cho đội ngũ quản lý cấp cao, nhân tài mới nổi khó thích ứng với sự thay đổi và đáp ứng các mục tiêu mới hàng ngày.

Bí quyết xây dựng chiến lược lãnh đạo

1. Xác định động lực lãnh đạo

Trước tiên, doanh nghiệp cần xác định các động lực lãnh đạo chính – từ 3-5 yếu tố quyết định lợi thế cạnh tranh bền vững cho tổ chức trong từng ngành cụ thể.

2. Vạch ra mục tiêu chi tiết

Cấp quản lý hợp tác lận nhau để tăng hiệu quả trong công việc, để đưa ta sản phẩm mới ra thị trường.

Thu thập thông tin chi tiết của khách hàng – Từ đó chuyển đổi thành ý tưởng cho sản phẩm mới.

Dự đoán các tác động liên quan đến vấn đề vốn, tài năng, không gian cần thiết để mở rộng danh mục sản phẩm.

Thay đổi văn hóa theo chiều hướng phát triển tư duy đổi mới và suy nghĩ sáng tạo – Thay vì e ngại những rủi ro.

Trên thực tế, mục tiêu chiến lược lãnh đạo cần thiết và cụ thể hơn, những cơ hội thực tế và những vấn đề xung quanh doanh nghiệp phải lập ra chiến lược kinh doanh được rõ ràng từ đó giúp cấp quản lý xác định được mục tiêu công việc để sớm đạt được những thành công.

5. Yếu tố quan trọng trong xây dựng chiến lược lãnh đạo

chiến lược lãnh đạo của doanh nghiệp
5 yếu tố quan trọng trong xây dựng chiến lược lãnh đạo

Quá trình thiết lập chiến lược lãnh đạo đòi hỏi hiểu biết về năng lực lãnh đạo trong tổ chức – Trước hết là tài năng của từng cá nhân. Kết hợp giữa các nhà lãnh đạo chính thức và không chính thức là cơ sở để hoàn thành mục tiêu đề ra.

  • Số lượng cần thiết: Doanh nghiệp sẽ cần bao nhiêu nhà lãnh đạo? Các vị trí lãnh đạo hiện tại và dự kiến trên biểu đồ tổ chức là gì? Còn những vị trí lãnh đạo không chính thức thì sao?
  • Đặc điểm mong muốn: Đội ngũ lãnh đạo nên sở hữu những đặc điểm nào? Những đối tượng nào cần được đại diện và cân nhắc cho vị trí này?
  • Năng lực và hành vi: Những kỹ năng, năng lực, kiến thức và hành vi nào cần thiết để thực hiện chiến lược kinh doanh và xây dựng nền văn hóa mong muốn?
  • Khả năng làm việc tập thể: Lãnh đạo cần có năng lực để thực hiện chiến lược kinh doanh cho đội nhóm, vượt qua rào cản, giải quyết vấn đề, ứng phó rủi ro, thích ứng với thay đổi mới
  • Văn hóa lãnh đạo mong muốn: nhà lãnh đạo phải gắn kết các nhân viên, huấn luyện và nuôi dưỡng nhân tài.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.