Trước bối cảnh COVID-19 diễn biến phưc tạp và lan rộng trên phạm vi toàn cầu; gây thiệt hại đáng kể đến các doanh nghiệp và cá nhân. Nên những công tác điều chỉnh nhằm phục hồi doanh nghiệp sau dịch Covid-19 là điều cần thiết.
Sự lây lan và diễn biến biến phức tạp của Covid-19 đã mang lại những bất ổn và tổn thất nặng nề cho xã hội. Bên cạnh những thiệt hại về người thì dịch Covid-19 đã gây ra nhiều tổn thất về hoạt động kinh doanh và tiêu dùng. Tình hình này đã gây ra rất nhiều khó khăn và thách thức cho các doanh nghiệp khi phải đối mặt với nhiều rủi ro sau các đợt dịch Covid-19 bùng nổ.
Mỗi khi dịch Covid-19 bùng nổ và mang theo nhiều biến chủng mới xuất hiện thì giống như những nhát búa bổ rất mạnh vào các doanh nghiệp. Bởi họ phải luôn phiên thay đổi các kế hoạch của doanh nghiệp nhằm ứng phó với tình hình diễn biến ngày càng phức tạp. Thông qua đó vừa dể duy trì hoạt động của doanh nghiệp được diễn ra bình thường vừa đảm bảo tính an toàn cho công nhân viên của doanh nghiệp mình.
Trong “nguy hiểm” luôn tiềm tàng những “cơ hội”
Dẫu biết rằng đại dịch Covid-19 mang lại nhiều tổn thất rất lớn cho các doanh nghiệp. Nhưng cũng thông qua đó doanh nghiệp có thể phát huy sức mạnh và tìm cho mình những hướng đi mới nhằm thúc đẩy cho sự phát triển của công ty lên tầm cao mới.
Việc tái cấu trúc cơ cấu doanh nghiệp và tổ chức đào tạo lực lượng lao động nhằm nâng cao tay nghề. Bố trí các chương trình đào tạo và nghiệp vụ chuyên môn cũng như các kỹ năng nhằm đón đầu các cơ hội sau đại dịch.
Theo doanh nhân Nguyễn Thiện Khải chia sẻ thì: “Chính phủ đã có chủ trương sử dụng ngành xây dựng để phục hồi sau đại dịch. Đầu tư công được chú trọng, còn đầu tư tư nhân cũng được cởi trói khi 10 loại công trình không phải xin phép xây dựng, và công tác thẩm định, thiết kế, thanh tra, kiểm tra giảm đi”. Điều này rất có lợi cho ngành xây dựng được chú trọng phát triển nhằm khắc phục hậu quả sau đại dịch. Chính vì thế mà cần có những phương án tối ưu để có thể sẵn sàng bứt phá hậu dịch Covid-19.
Luôn luôn trong tư thế sẵn sàng để bứt phá và phát triển.
Trước những khủng hoảng do dịch Covid-19 gây ra, doanh nhân Nguyễn Thiện Khải cho rằng: “Các chủ doanh nghiệp cần giữ thái độ bình tĩnh để có thể phân tích tình hình cũng như tìm ra các đường lối chính sách phù hợp. Trước tình hình khó khăn doanh nghiệp có thể tìm đến sự hỗ trợ của các doanh nghiệp khác, chỉ cần có định hướng và sự thuyết phục”.
Việc giúp đỡ và hỗ trợ nhau trong quá trình khắc phục hậu quả sau dịch sẽ giúp cho đôi bên cùng có lợi. Từ đó liên kết các mối quan hệ lại với nhau tạo thành cộng đồng những doanh nghiệp phát triển bền vững. Việc này sẽ giúp cộng đồng doanh nghiệp có cơ hội cùng thảo luận, định hướng và hỗ trợ nhau cùng phát triển.
Vì vậy các doanh nghiệp phải luôn có những chính sách mới phù hợp để có thể tìm được những đối tượng hợp tác giúp đỡ nhau phát triển sau dịch Covid-19. Đồng thời nâng cao năng lực, sức cạnh tranh của doanh nghiệp nhằm đón đầu các thời cơ, lợi thế, cơ hội mới. Xác định các cơ hội và thách thức đưa ra các giải pháp nhằm chuyển hóa cơ hội và thách thức thành các động lực tăng trưởng mới. Khắc phục, tháo gỡ khó khăn chuẩn bị nguồn lực, xây dựng các chính sách tận dụng cơ hội, nâng cao sức cạnh tranh cho doanh nghiệp.
Tuy nhiên, dịch bệnh Covid-19 còn diễn biến phức tạp, khó lường. Các tác động tiêu cực của dịch bệnh đến các mặt của đời sống kinh tế – xã hội còn tiếp tục kéo dài, chưa thể đánh giá hết. Trước tình hình đó, đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải tập trung ưu tiên phòng, chống dịch, đồng thời cần có các chính sách, giải pháp nhằm giảm thiểu tác động của dịch bệnh, vượt qua khó khăn, thách thức, tận dụng thời cơ để sớm phục hồi và đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh, phát triển kinh tế – xã hội.