9 điều lãnh đạo cần làm để xây dựng niềm tin trong tổ chức

Trong một tổ chức, sao có thể thành công và phát triển bền vững nếu trong nội bộ liên tục gặp những vấn đề bất ổn? Hãy tưởng tượng, chuyện gì sẽ xảy ra nếu như các thành viên không tin tưởng vào đường lối của nhà lãnh đạo và chính công việc của mình? Đáp án không khó để hình dung một tương lai không mấy tươi sáng. Do đó, xây dựng niềm tin trong tổ chức là mục tiêu thiết yếu của bất kì tổ chức nào. Để xây dựng văn hóa niềm tin trong tổ chức, nhà lãnh đạo nên quan tâm và thực hiện 9 điều dưới đây.

1. Trao cho nhân viên sự tự chủ

Một tổ chức tốt được xây dựng dựa trên việc tối ưu hóa các quy trình. Tuy nhiên, không phải bất kì khâu nào cũng cần được quản lý vi mô. Sự cam kết và hài lòng của nhân viên dựa trên sự tự chủ và tự động hóa. Họ sẽ chủ động và quan tâm hơn nếu công việc và là trách nhiệm của chính họ, là mục tiêu họ cần phải đạt đến cho chính bản thân mình.

Bên cạnh đó, sự tự chủ sẽ tiếp sức cho việc sáng tạo. Nhân viên hoàn toàn có khả năng làm được tốt nhất công việc khi họ được trao quyền, tự chủ và tự quyết những vấn đề.

2. Kỳ vọng rõ ràng

Mỗi công việc đều cần phải có mục tiêu cụ thể. Nếu chỉ trích nhân viên khi chưa đưa ra tiến độ một cách rõ ràng hay chỉ mới huấn luyện sẽ khiến cho tình trạng thêm tồi tệ. Điều cần phải có là đưa ra mục tiêu cùng tiến độ sao cho phù hợp với công việc.

Khi đưa ra một tiêu chuẩn và mục tiêu, nhà lãnh đạo cần trao đổi thật cụ thể với nhân viên. Trong trừng hợp có trục trặc xảy ra dẫn đến công việc không được hoàn thành tốt. Khi đó, các nhà lãnh đạo nên dành thời gian để lắng nghe từ nhân viên. Từ đó, tạo điều kiện phù hợp để nhân viên tiếp tục hoàn thành công việc một cách tốt nhất.

3. Mục tiêu có giá trị

Hầu hết các nhân viên đều có tinh thần cạnh tranh rất cao, không chỉ với các đồng nghiệp và cạnh tranh với chính mình. Có một mục tiêu ý nghĩa sẽ tạo động lực mạnh mẽ cho các nhân viên tạo ra những giá trị tốt đẹp cho doanh nghiệp.

Hãy để nhân viên biết được mục tiêu, giá trị doanh nghiệp đạt được. Và nếu có thể, hãy để họ tự tạo ra những nhiệm vụ cho riêng mình. Nhà lãnh đạo cần tập cho nhân viên thói quen phải biết quan tâm và hiểu tại sao phải quan tâm để nhân viên hiểu mục đích thực sự.

4. Cơ hội đem lại những đóng góp có ý nghĩa

Nhân viên thích đưa ra ý tưởng mới là những nhân viên yêu thích công việc và muốn gắn bó với công ty. Do đó, nếu như ý tưởng đó không khả thi thì các nhà lãnh đạo cũng không nên bác bỏ một cách thẳng thừng mà hãy luôn dành thời gian để giải thích tại sao và khéo léo động viên họ theo đuổi các ý tưởng để hoàn thiện nó.

5. Cơ hội kết nối

Công việc không chỉ để kiếm tiền mà mọi người muốn làm việc để thăng tiến, xây dựng được uy tín, được yêu mến, nể trọng cũng như được học hỏi và truyền cảm hứng từ những người họ tôn trọng và ngưỡng mộ.

Vì thế, những lời tử tế, chân thành khi trao đổi về chuyện của cá nhân, gia đình giúp mọi người thân thiết và gắn kết với nhau hơn.

6. Sự nhất quán

Nhà lãnh đạo giỏi khi biết cách đối xử với nhân viên dựa trên sự công bằng, biết cách giao tiếp phù hợp và nhất quán. Khi nhân viên được đối xử công bằng, hiểu được các nguyên nhân của các quyết định của nhà lãnh đạo, họ sẽ ủng hộ và cảm thấy tôn trọng hơn.

7. Sự riêng tư khi phê bình

Không có một nhân viên nào là hoàn hảo. Nhưng khi xảy ra những lỗi lầm, họ mong muốn nhận được  những phản hồi mang tính xây dựng và họ xứng đáng nhận được phản hồi một cách tử tế từ nhà lãnh đạo. Một thái độ điềm tĩnh, ngôn từ lịch thiệp là hai công cụ giúp nhà lãnh đạo vượt qua tình huống khó chịu này.

8. Lời khen công khai

Một nhân viên giỏi không khó để nhận được những lời khen. Nhưng với nhân viên bình thường, nhà lãnh đạo cần nhiều thời gian hơn để đánh giá công việc của họ. Để cải thiện năng suất cho những nhân viên này, đôi khi cần những lời khen hợp lý, đúng người, đúng việc, công khai trước những nhân viên khác.

9. Cơ hội có được một bức tranh tương lai đầy ý nghĩa

Bất kì công việc nào cũng nên dẫn đến những điều có ý nghĩa lớn lao. Nhà lãnh đạo giỏi dành thì giờ để đào tạo nhân viên, giúp họ tiến bộ hơn, vững vàng hơn và đủ khả năng làm những công việc có yêu cầu hơn dù là ở một công ty khác.

Hãy hỏi nhân viên về kỳ vọng của họ. Họ muốn trở thành ai trong tương lai? Nếu muốn nhân viên quan tâm đến công việc và công ty, thì hãy cho họ thấy nhà lãnh đạo đang quan tâm đến họ ra sao. Một trong những cách tốt nhất là đặt niềm tin và góp phần đào tạo các thành viên trong đội ngũ.

Nguồn: inc.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.