4 hành vi khiến đội ngũ bị trượt dốc và cách khắc phục

Những nhà lãnh đạo tốt có thể gây ra rắc rối cho nhân viên bởi cách thể hiện của họ chưa phù hợp. Một trong những số đó là cách quản lý qui mô, không trao quyền cho đội ngũ và không kiến tạo văn hóa đáng tin trong doanh nghiệp.

Hãy thử xem xét 4 hành vi thường thấy dưới đây gây suy giảm năng suất đội ngũ và cách khắc phục của tác giả Michelle Vitus – CEO của công ty tư vấn phát triển nghề nghiệp và ký năng lãnh đạo Slate Advise và Christy Tonge – cựu chuyên  gia huấn luyện về kỹ năng lãnh đạo.

Quản lý con người thay vì khắc phục những khó khăn trong công việc

Quản lý công việc của đội ngũ là nhiệm vụ của nhà lãnh đạo giúp cho nhân viên tháo gỡ được những rào cản và vướng mắc trong công việc để trở nên hiệu quả nhất. Ngược lại, nếu chỉ quản lý những tiểu tiết và con người sẽ sa vào hình thức quản lý vi mô.

Những nhà quản lý không nên soi mọi chi tiết công việc của nhân viên mình. Họ sẽ xây dựng các quy trình, hệ thống để nhân viên tự thực hiện công việc của mình mà không cần có sự giám sát của cấp trên.

Để hiểu hơn những khó khăn mà nhân viên đang gặp phải cũng như lắng nghe những giải pháp và ý kiến của họ và tránh được tình trạng sa vài quản lý quy mô, nhà lãnh đạo nên sắp xếp những buổi trao đổi trực tiếp một – một với các thành viên trong nhóm.

Việc này giúp các nhà lãnh đạo nhanh chóng đưa ra quyết định, vừa làm cho nhân viên cảm thấy họ cũng được tin tưởng và góp phần xây dựng vào doanh nghiệp. Thêm vào đó, họ sẽ có khuynh hướng nhiệt tình và nghiêm túc hơn khi được tham gia vào việc đưa ra quyết định.

Thiếu nỗ lực xây dựng văn hóa tổ chức

Xây dựng văn hóa doanh nghiệp không chỉ là nhiệm vụ của nhà lãnh đạo, nhà quản lý mà các thành viên phải tham gia quá trình này. Mỗi nhóm nhân sự phải thể hiện được văn hóa và giá trị tích cực của doanh nghiệp ở cấp độ bao quát, đại diện cho cả tổ chức. Điều này đỏi hỏi sự cân bằng trong hành vi của các thành viên.

Các nhà lãnh đạo nên đầu tư vào việc xây dựng văn hóa chung của tổ chức, có nghĩa là đặt ra kỳ vọng về hành vi, các giá trị mà các thành viên cần đi theo trước khi phát sinh các vấn đề.

Chỉ khen thưởng các nhân thay vì cả đội nhóm

Việc đánh giá hiệu quả công việc, đề xuất thăng tiến,… sẽ ảnh hưởng đến hành vi cũng như động lực của nhân viên. Tuy nhiên, các nhà lãnh đạo không nên chờ mọi việc kết thúc mới công nhận thành tích và sự nổ lực của đội nhóm. Bên cạnh những hình thức khen thưởng như tiền mặt, quà tặng,… nhà lãnh đạo nên tổ chức khen thưởng cả đội nhóm đến toàn công ty bằng cách tổ chức những buổi gặp mặt, những hoạt động cùng nhau như teambuilding, ăn uống, xem phim,…

Quá đặt nặng kết quả

Kết quả rất quan trọng mà các nhà lãnh đạo cũng nên quan tâm đến quá trình thực hiện như: nhân viên đã nổ lực như thế nào, thời gian công sức ra sao, gặp những khó khăn gì,… Những nhà lãnh đạo tốt sẽ xem xét cả quá trình và công nhận những hành vi tích cực như sự hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau,… dù có kết quả ra sao.

Nhà lãnh đạo chỉ nhìn vào kết quả sẽ làm cho nhân viên thiếu đi sự gắn kết mà cạnh tranh gay gắt với nhau. Chính vì thế, thay vì chỉ nhìn vào kết quả nhà quản lý nên đánh giá cả quá trình và giá trị mà nhân viên đã tạo ra trong quá trình thực hiện. Điều này sẽ giúp cho nhân viên nhận ra rằng, điều quan trọng không chỉ là làm được gì mà còn là các làm điều đó như thế nào.

Theo FastCompany.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.