Nhà lãnh đạo đích thực luôn cố gắng và mong muốn được phục vụ người khác thông qua sự lãnh đạo của mình. Họ thích trao quyền cho những người họ lãnh đạo để tạo ra sự khác biệt hơn là thích quyền lực, tiền bạc và uy thế cho chính bản thân mình. Họ làm việc bằng đam mê, sự cảm thông và khối óc của họ.
Không ai sinh ra đã là nhà lãnh đạo. Tuy có nhiều người có năng khiếu thiên bẩm về lãnh đạo nhưng họ phải phát triển bản thân một cách đầy đủ để trở thành những nhà lãnh đạo xuất chúng.
Dưới đây là 5 thước đo dành cho một nhà lãnh đạo đích thực:
1. Hiểu rõ mục đích của mình
Để trở thành một nhà lãnh đạo, đầu tiên bạn phải trả lời câu hỏi “lãnh đạo vì mục đích gì?”. Nếu bạn không có hay thiếu mục đích khi lãnh đạo thì làm sao mọi người đặt niềm tin và làm theo bạn được?
Để tìm kiếm cho mình một mục đích rõ ràng, trước hết bạn phải hiểu rõ bản thân, động lực sâu xa và những đam mê của mình. Sau đó, bạn phải tìm kiếm một môi trường mà ở đó mục đích của bạn và mục đích của tổ chức giống nhau.
2. Thực hiện những giá trị vững chắc
Giá trị của một nhà lãnh đạo thực sự được hình thành bởi niềm tin cá nhân của họ, được phát triển thông qua việc học hỏi, nghiên cứu, phát triển nội tâm và tham khảo ý kiến của những người khác, một trải nghiệm diễn ra trong suốt cuộc đời. Những nhà lãnh đạo biết kim la bàn đạo đức của họ đang chỉ ở đâu sẽ tìm ra những gì họ cần làm. Nếu không có la bàn đạo đức đó thì bất kì nhà lãnh đạo nào cũng sẽ có kết cục giống với các nhà quản lý ngày nay đang gặp nguy cơ phải vào tù vì không phân biệt được cái đúng và cái sai.
3. Lãnh đạo bằng cả trái tim
Để phát triển mạnh mẽ trong thế kỷ XXI, các công ty vĩ đại sẽ tiến thêm một bước nữa bằng cách giành được trái tim của nhân viên thông qua mục đích. Khi nhân viên tin rằng công việc của họ có mục đích sâu sắc hơn, kết quả của họ sẽ vượt xa những người chỉ dùng tâm trí và sức lực vào công việc. Đây trở thành lợi thế cạnh tranh của công ty.
4. Thiết lập các mối quan hệ gắn bó
“Mối quan hệ là tấm gương để chúng ta nhìn rõ bản thân mình”(Krishnamurti). Khả năng xây dựng các mối quan hệ bền vững và lâu dài là một tiêu chuẩn của lãnh đạo. Phong cách lãnh đạo xa rời nhân viên sẽ không khiến bạn thành công trong thế kỷ XXI. Nhân viên ngày nay cần có nhiều mối quan hệ cá nhân với lãnh đạo trước khi họ có thể cống hiến hết mình cho công việc. Nhiều nhà lãnh đạo, đặc biệt là đàn ông, lo sợ rằng người khác sẽ thừa nhận những điểm yếu của mình. Do đó, họ xa rời và tách biệt với nhân viên. Thay vì là chính họ, họ tạo ra cá tính của riêng mình.
5. Thể hiện tính kỹ luật tự giác
Kỷ luật tự giác là một trong những phẩm chất cần có của một nhà lãnh đạo đích thực. Nếu không, bạn không thể nhận được sự tôn trọng của nhân viên. Khi chúng ta thất bại, điều quan trọng không kém là chúng ta phải chấp nhận nó và chấp nhận sai lầm của mình.
Các nhà lãnh đạo chân chính biết rằng cần có tính tự giác và kỷ luật cao thì mới có thể cạnh tranh thành công. Nhưng cạnh tranh cao không phải là điều xấu. Trên thực tế, đó là một phẩm chất quan trọng của một nhà lãnh đạo thành công, nhưng nó phải được thể hiện qua mục tiêu và kỷ luật.
Việc tạo ra 5 thước đo nêu trên không phải là một quá trình tuần tự, mà được các nhà lãnh đạo phát triển liên tục trong suốt cuộc đời của họ.
Theo sách “Lãnh đạo đích thực”, tác giả Bill George