Dựa theo khảo sát của Edelman Trust Barometer năm 2019, những doanh nghiệp có văn hóa niềm tin bền vững được 75% bình chọn là tổ chức đáng tin cậy nhất. Thậm chí có chỉ số tin tưởng vượt hơn so với các tổ chức phi chính phủ (57%), chính phủ (48%) và truyền thông (47%). Báo cáo cũng chỉ ra các mối quan hệ về niềm tin giữa lãnh đạo và nhân viên chính là yếu tố cốt lõi cho sự thành công này.
Đây là bí quyết giúp các nhà lãnh đạo nắm bắt và xây dựng văn hóa niềm tin đối với doanh nghiệp. Để trở thành người đứng đầu đáng tin cây, nhà lãnh đạo cần:
- Tự tin về năng lực
- Biến lời nói thành hành động
- Cởi mở và sẵn sàng nghe chia sẻ từ nhân viên của họ (đội ngũ tin tưởng những nhà lãnh đạo biết thấu hiểu và phản hồi).
- Đưa ra mức hỗ trợ cho mọi thành viên trong đội ngũ, ngay cả khi họ mắc lỗi.
- Cân bằng giữa yêu cầu về kết quả với việc quan tâm đến người khác và cảm xúc của đội ngũ.
- Thu phục niềm tin đội ngũ bằng cách nâng cao năng lực lãnh đạo, tôn trọng ý tưởng và quan điểm của họ.
- Nhà lãnh đạo cần đảm bảo rằng đưa ra lời nói và hành động của mình phù hợp theo từng tình huống
Định nghĩa được chia sẻ để tin cậy
Ngoài những điều cơ bản trên, người lãnh đạo cần phải thực hiện nhiều hành động cụ thể để xây dựng niềm tin – cân nhắc về cảm xúc của đội ngũ. Hãy chắc rằng đội ngũ nhân viên cảm thấy các nhà lãnh đạo đứng về “phía họ”, họ sẽ được đối xử công bằng và tôn trọng , từ đó nhân viên sẽ sẵn sàng nhìn nhận các thất bại họ gây ra và hạn chế cảm xúc tiêu cực nhất.
Cả hai mặt của niềm tin đều tác động đến khả năng truyền cảm hứng và động lực cho nhân viên của một nhà lãnh đạo. Khi đội ngũ tin tưởng người lãnh đạo của mình, họ sẽ có niềm tin vào quyết định của người dẫn đầu. Ngay cả khi họ thiếu cơ sở chắc chắn, nhà lãnh đạo cũng sẽ thành công tác động đến họ.
Điều chỉnh lời nói và hành động của mình là yếu tố quan trọng để nhà lãnh đạo xây dựng lòng tin ở nơi làm việc và kiến tạo nên thành công của doanh nghiệp. Hầu hết các nhân viên nói rằng những gì nhà lãnh đạo nói và làm có tác động nhiều nhất đến nhận thức của họ về doanh nghiệp. Khi có sự khác biệt giữa lời nói và hành động từ nhà lãnh đạo, nhân viên sẽ ít có khả năng gắn bó và cam kết với doanh nghiệp hơn.
Hành động là yếu tố quan trọng nhất nếu nhà lãnh đạo muốn giành được sự tin tưởng của nhân viên và gắn kết họ với doanh nghiệp. Cần có sự tham gia của lãnh đạo ở mọi cấp độ để tạo ra mối liên kết đáng tin cậy sâu sắc, thúc đẩy nhân viên nỗ lực cần thiết giúp cho doanh nghiệp trở nên thành công.
Dưới đây là 6 cách mà các nhà lãnh đạo ở mọi cấp có thể xây dựng lòng tin ở nơi làm việc:
1. Nhận thức rằng việc xây dựng niềm tin cần phải bắt đầu từ hành động cụ thể
Niềm tin đến từ nỗ lực biến lời nói thành hành động, sự uy tín và điều chỉnh hành vi với các giá trị người lãnh đạo muốn tạo ra. Việc xây dựng niềm tin rất đáng để nỗ lực vì một khi niềm tin đã mất đi, rất khó để khôi phục lại.
2. Thẳng thắn và ủng hộ
Ngay cả khi gặp thách thức, hãy nói sự thật chứ không chỉ nói những gì đội ngũ muốn nghe. Nhà lãnh đạo cần hiểu những gì nhân viên cần nên biết, truyền đạt một cách thẳng thắn, đồng thời ghi nhận sự nỗ lực của họ và quan tâm tới cảm xúc của họ. Thể hiện sự hỗ trợ và thông cảm cho các thành viên trong nhóm ngay cả khi họ mắc lỗi. Có thể nói, người lãnh đạo cần một chặng đường dài trong việc xây dựng lòng tin với đội ngũ của mình.
3. Lắng nghe và phản hồi
Hãy tích cực lắng nghe và thấu hiểu chia sẻ của đội ngũ. Sử dụng các công cụ phản hồi để đảm bảo mọi người đều có cơ hội nói lên góc nhìn của bản thân. Nhà lãnh đạo cần phải tham gia vào cuộc đối thoại với nhân viên, cho họ cơ hội đặt câu hỏi, nhận câu trả lời và đưa ra phản hồi phù hợp.
4. Kiên định
Kiên định và thực hiện hóa lời nói sẽ giúp người lãnh đạo xây dựng lòng tin theo thời gian. Giữ cam kết là hành động nhà lãnh đạo cần đặt lên hàng đầu trong mọi mối quan hệ và trong mọi lúc.
5.Văn hóa doanh nghiệp
Hành động và lời nói của người lãnh đạo một phần sẽ phản chiếu văn hóa của doanh nghiệp – yếu tố cốt lõi ảnh hưởng đến hành vi và thúc đẩy kết quả của đội ngũ nhân sự. Nếu muốn tăng hiệu quả làm việc nhóm, hãy khuyến khích sự cộng tác giữa các nhóm và từng cá nhân trong đội ngũ. Ghi nhận khi đội ngũ tạo ra kết quả vượt trội là cách nhà lãnh đạo tạo tiền đề cho một nền văn hóa đáng tin.
6. Nâng cao trách nhiệm
Khi nhà lãnh đạo thừa nhận những sai lầm cũng như thành công của mình, nhân viên sẽ thấy người lãnh đạo là người đáng tin cậy và sẽ sẵn sàng đi theo sự dẫn dắt của họ. Nhà lãnh đạo có thể khuyến khích các cuộc đối thoại trung thực và tăng cường trách nhiệm giải trình bằng cách xây dựng các quy trình trở thành một phần của văn hóa, chẳng hạn như đánh giá hiệu quả dự án (tích cực, tiêu cực, những điều cần thay đổi) hoặc báo cáo trạng thái và các bước tiếp theo trong mỗi chương trình họp (theo dõi thời hạn và cột mốc).
Theo YOUR THOUGHT PARTNER