Trong kinh doanh, cần đặt trọng tâm vào sự hợp tác thực chất, những mối quan hệ đối tác tương hỗ này đều dựa trên sự tin cậy. Sự hợp tác nào có nền tảng là niềm tin đều đem đến hiệu quả vượt trội hơn so với dựa trên những điều khoản trong hợp đồng. Sự ràng buộc không thúc đẩy sự đổi mới và sáng tạo, nhưng niềm tin thì có!
Một tổ chức đáng tin thì cần phải có đội ngũ những con người đáng tin. Bất kể là tạo dựng niềm tin trong tổ chức hay trên thương trường, đều xuất phát từ sự tin cậy của chính bản thân mỗi người, trong các mối quan hệ, tổ chức, rồi lan tỏa trên thương trường và xã hội. Bài viết dưới đây sẽ chỉ ra 5 bước quan trọng để xây dựng niềm tin với vai trò là lãnh đạo.
1. Xây dựng niềm tin vào bản thân
Bước đầu tiên liên quan đến sự tự tin mà chúng ta có ở bản thân, về khả năng thiết lập mục tiêu, giữ đúng cam kết và cả khả năng truyền cảm hứng niềm tin vào người khác.
Việc các nhà lãnh đạo cần làm là xác định rõ những giá trị và hành động theo nó, thực hành liên tục thì sẽ tạo nên niềm tin vững chắc vào bản thân mình. Với sự thấu hiểu đó, niềm tin vào bản thân hoàn toàn có thể được cải thiện và nâng cao
2. Xây dựng niềm tin trong các mối quan hệ
Nguyên tắc chính của xây dựng niềm tin trong các mối quan hệ tin cậy là hành vi nhất quán. Một cách khác để xây dựng niềm tin là khuyến khích các thành viên chia sẻ để hiểu và tin tưởng lẫn nhau nhiều hơn.
Dưới vai trò là một nhà lãnh đạo, để hiểu được nhân viên trong tổ chức của mình, bạn phải cho họ cơ hội được thể hiện. Khi nhân viên cảm thấy an toàn trong việc chia sẻ hay thể hiện bản thân tức là khi bạn có thể dễ dàng xây dựng chiến lược tạo dựng niềm tin.
3. Xây dựng niềm tin trong tổ chứcXây dựng niềm tin trong tổ chức xoay quanh sự liên kết của các thành viên. Hầu hết mọi người đều thấy rằng, tổ chức của họ đang có các “triệu chứng” của sự thiếu niềm tin. Môi trường tin cậy thấp là kết quả của các nguyên tắc vi phạm của cả cá nhân và tổ chức.
Các nhà lãnh đạo đang thiếu giải pháp vì họ không nhìn vào các hệ thống, quy trình và chính sách ảnh hưởng đến hành vi hàng ngày. Họ tập trung vào các triệu chứng thay vì các nguyên tắc thúc đẩy niềm tin.
4. Xây dựng niềm tin trên thương trường
Niềm tin trên thị trường là sự nhận diện và trung thành của khách hàng đối với thương hiệu của doanh nghiệp, và thương hiệu là yếu tố quan trọng để phát triển đối với tất cả các doanh nghiệp.
Ở cấp độ vi mô, mỗi cá nhân đều có một thương hiệu riêng ảnh hưởng đến niềm tin. Ở cấp độ vĩ mô cũng thế, nếu doanh nghiệp xây dựng niềm tin tốt trong mắt khách hàng, điều đó sẽ thúc đẩy hành động mua hàng từ phía khách hàng, góp phần giúp doanh nghiệp tăng trưởng mạnh.
5. Xây dựng niềm tin trong xã hội
Bước cuối cùng để xây dựng niềm tin với vai trò lãnh đạo chính là niềm tin xã hội, dựa trên nguyên tắc đóng góp quan trọng, tạo ra giá trị nhân văn cho xã hội.
Việc nhận thức rằng uy tín của cá nhân và đội ngũ mà mình lãnh đạo có ảnh hưởng như thế nào đến tổ chức và cộng đồng là rất quan trọng, từ đó góp phần nâng cao năng lực của các nhà lãnh đạo trong tổ chức.
Theo FranklinCovey.com