3 Bước để xây dựng văn hóa hiệu quả cao cho tổ chức

Đối thủ có thể sao chép mọi ưu thế của tổ chức từ chiến lược cho tới hệ thống. Chỉ trừ một thứ duy nhất họ không thể sao chép được đó chính là “văn hóa” của tổ chức.

Do đó, văn hóa trở thành lợi thế cạnh tranh hàng đầu đối với một doanh nghiệp mang đến sự thành công. Tuy nhiên, nhiều công ty, tổ chức chưa thực sự đầu tư hoặc đầu tư chưa đúng cách vào vấn đề này.

Ví dụ trong một thực tế: ngân hàng ANZ trong thập kỷ qua đã bắt tay vào việc thực hiện một kế hoạch độc đáo tránh sử dụng các chiến lược truyền thống, đồng thười xây dựng lại nền văn hóa hiệu suất cao, doanh thu gấp bội.

Sau 2 năm đầu tiên, tỉ lệ nhân viên tại ngân hàng này cảm thấy sống với những giá trị cốt lõi tăng từ 20% đến 80%, và 61% đến 91% cho thấy họ nhận được năng suất và hiệu quả từ các cuộc họp, mức độ tăng trưởng tương đương với sự cởi mở và sự chân thành. Song song đó, doanh thu của mỗi nhân viên tăng 89% đã tạo nên sự hài lòng của khách hàng và giúp ANZ vượt qua đối thủ cạnh tranh.

Sau 10 năm nổ lực liên tục với sự thay đổi đó, ANZ đã đem lại kết quả tích cực: lợi nhuận sau thế đã tăng trưởng với mức độ trung bình là 15%, dẫn đầu ngành.

Vậy, điều gì đã khiến họ đạt được kết quả như thế. Trong quyển “Beyond Performance” các nhà lãnh đạo đều có chung công thức để xây dựng nền văn hóa hiệu quả trong tố chức.

Bước 1: Thiết lập sự thấu hiểu chung về văn hóa và cách đo lường chúng

Khi hỏi các đội nhóm giỏi bất kì của doanh nghiệp nào về mục tiêu kinh danh cao nhất, thường câu trả lời sẽ nhận được là “tăng thị phần 10%” hoặc giảm “15%” chi phí. Nhưng nếu hỏi về mục tiêu về văn hóa, câu trả lời nhận được thường chung chung và gần như không có số liệu cụ thể.

Theo nghiên cứu của Harvard Business Review (HBR) chỉ ra rằng, đặc trưng của văn hóa hiệu quả cao chính là khả năng điều chỉnh (có tầm nhìn, chiến lược và hành vi nhân viên rõ ràng), thực thi (làm việc trong khoảng thỏa thuận, tránh va chạm) và đổi mới (liên tục cải tiến tốc độ để vượt trội hơn đối thủ). Đó chính là 3 yếu tố mà chúng tôi luôn lưu ý để duy trì hiệu quả của mọi tổ chức.

Bước 2: Tập trung vào những thay đổi có ảnh hưởng nhất

Theo nhiều nghiên cứu cho thấy trong vòng 12 đến 18 tháng chỉ có thể thay đổi nhiều nhất là 5 khía cạnh trong văn hóa doanh nghiệp. Do đó, hãy tập trung liệt kê những điều quan trọng nhất để đạt được kết quả cao nhất.

Ví dụ, những điều cơ bản mà đội ngũ cấp cao của ngân hàng ANZ là đồng ý với hướng đưa ra, tạo nền tảng cho sự cởi mở và chân thành, phát triển tư duy “can-do” của từng cá nhân. Sau 18 tháng, họ nhận thấy rằng, các yêu tố văn hóa đã được cải thiện đáng kể và đang từng bước tiến tới sự đổi mới, phát triển con người và tập trung và khách hàng trong 18 tháng tới. Việc cố gắng để giải quyết mọi thứ trong cùng thời điểm sẽ không mang lại kết quả tốt và làm suy yếu ảnh hưởng của nổ lực đó.

Bước 3: Hợp nhất những nổ lực thay đổi văn hóa với sáng kiến cải tiến kinh doanh

Trên thực tế, nếu chỉ nổ lực để thay đổi văn hóa một cách đơn lẻ sẽ hiếm khi đạt được thành công. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, chỉ khi được kết hợp với những cải tiến kinh doanh thì sẽ nhanh chóng thu được kết quả tích cực cao hơn.

Điển hình ngân hàng ANZ trong suốt 18 tháng thực hiện thay đổi văn hóa doanh nghiệp đã khai trương chương trình kích thích bán hàng song song với việc đào tạo nhân viên làm việc hiệu quả. Điều này đã hỗ trợ tốt cho việc xây dựng nền văn hóa của doanh nghiệp phát triển nhân viên. Bên cạnh đó, lãnh đạo của ANZ còn đảm bảo các cuộc họp cuối ngày cho bộ phận sale. Đây không phải để nói về con số mà còn về những câu chuyện cá nhân đã tương tác với khách hàng ra sao để xây dựng mối quan hệ, nhằm làm nổi bật mục tiêu trọng tâm là cải thiện chất lượng dịch vụ khách hàng.

Áp dụng 3 bước trên để thực hiện tốt các kế hoạch xây dựng văn hóa doanh nghiệp không chỉ giúp mang lại kết quả tích cực mà còn đem đến môi trường làm việc hiệu quả cao cho nhân viên. Đối với nhiều nhà lãnh đạo, việc xây dựng thành công một “văn hóa hiệu quả cao / high-performing culture” cho tổ chức là thành tựu đáng quý nhất trong sự nghiệp, vì điều này cho phép họ tích hợp việc xây dựng môi trường làm việc nhân văn với hiệu quả kinh doanh vượt trội.

Theo Harvard Business Review

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.