5 Gợi ý hữu ích khi xây dựng thương hiệu

Robert Rosenthal, tác giả quyển “Optimarketing: Marketing Optimization to Electrify Your Business” cho rằng, để thương hiệu có thể tiếp cận và thân thiện với khách hàng, những nhà tiếp thị nên tận dụng những kiến thức tâm lý học. Dưới đây là một số gợi ý trong quá trình xây dựng thương hiệu.

1. Mang đến những ý tưởng giàu cảm xúc

Kết quả của các cuộc nghiên cứu cho thấy, những thông điệp tiếp thị sẽ có tác dụng tốt hơn khi chỉ nhấn mạnh kết quả mà người tiêu dùng có thể nhận được từ sản phẩm hay dịch vụ nào đó.

Từ thế kỷ 18, khi Anchor Brewery bán những thùng gỗ sồi, họ đã nói: “Chúng tôi ở đây không phải để bán những nồi hơi và thùng gỗ, chúng tôi bán những cơ hội để trở nên thịnh vượng hơn cả trong những giấc mơ tham lam nhất.”

2. Minh bạch, trung thực về những sai sót nếu có

Khách hàng thường hay nghi ngờ về những quảng cáo về sản phẩm, dịch vụ. Các tốt nhất để thương hiệu của bạn trở nên uy tín, bạn nên thẳng thắn và minh bạch về những sai sót hoặc hạn chế của sản phẩm.

Trong quyển Influence: The Psychology of Persuasion, tác giả – tiến sĩ Robert Cialdini, giáo sư về marketing và tâm lý học tại Arizona State University (Mỹ) cũng nêu ra một trong sáu nguyên tắc thuyết phục của ông là “Cam kết và nhất quán”.

3. Tái định vị cuộc cạnh tranh

 Để điều chỉnh được cách người tiêu dùng nhận thức về bối cảnh cạnh tranh. Bạn có thể củng cố ý tưởng rằng sản phẩm mang đến một nhu cầu giá trị cao hơn, khác biệt trong cuộc sống của họ, khiến cho sản phẩm – dịch vụ của bạn trở thành sự chọn lựa rõ ràng.

4. Quảng bá về sự “độc quyền”

 Làm cho khách hàng thấy đặc biệt khi mua sản phẩm để thỏa mãn cái tôi của khách hàng. Bằng cách nhấn mạnh những hậu quả nếu như không hành động. Một số cách thường được vận dụng như “dùng thử miến phí”. Cụ thể, bạn có thể dùng thử dịch vụ trong vòng 30 ngày, sau đó, bạn có thể hủy đăng kí và sẽ không mất phí nào nếu như cảm thấy dịch vụ này là không phù hợp.

5. Xây dựng một nhóm những người sử dụng sản phẩm

Con người thích “cảm giác thuộc về”, đó là lý do tại sao hầu hết thường gắn mình với một nhóm, cộng đồng hay niềm tin nào đó. Trong tâm lý, chúng ta gọi là “thuyết định dạng xã hội”.

Nhưng sẽ là phi thực tế khi mong đợi tất cả đều thích bạn. Sự phân cực tạo nên lòng trung thành với thương hiệu và từ chối những người thuộc “phe” khác. Điều cốt yếu ở đây là không cố gắng tiếp thị cho tất cả mà hãy tạo nên cộng đồng trung thành của bạn.

Theo fastcompany.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.