Cách sàn lọc ý tưởng để giúp doanh nghiệp đổi mới

 “Chúng ta cần thêm ý tưởng” là một giả thiết mà hầu hết các doanh nghiệp đang nổ lực tạo nên những sáng tạo đột phá. Họ bắt đầu “động não”  hoặc sẽ đặt vấn đề phải “ suy nghĩ vượt khuôn khổ” để tìm ra ý tưởng khả thi. Ví dụ như tạo ra một sản phẩm mới, thiết lập một hệ thống mới hoặc chức năng mới.

Thực tế, trong các doanh nghiệp, vấn đề không nằm ở việc không có hoặc thiếu ý tưởng. Mà đôi khi, tổ chức cũng như nhà lãnh đạo chưa đủ đầu tư và đầu tư chưa đúng cách cho những ý tưởng tốt đã có sẵn.

Đây không phải vấn đề về ý tưởng, mà là vấn đề về sự công nhận

Cùng xem qua một vài ví dụ nổi tiếng trong lịch sử. Phòng nghiên cứu của hãng Kodak phát minh ra máy ảnh kỹ thuật số vào năm 1975, nhưng lại không phát triển dòng sản phẩm này, mà để Sony dù đi sau, phát triển một nguyên mẫu khác và thành công rực rỡ trong ngành nhiếp ảnh số.

Xerox là nơi đầu tiên phát triển máy tính cá nhân nhưng lại không đầu tư cho công nghệ nên để cơ hội lớn rơi vào tay Apple của Steve Jobs.

Những minh chứ trên không chỉ cho ta thấy rằng sai lầm của các nhà lãnh đạo trong quá khứ mà còn phản ánh một xu hướng hiện thực – thành kiến chống đối những ý tưởng và sáng tạo. Nhất là khi chúng ta đối mặt với sự mơ hồ, không chắc chắn. Đây là kết luận của công trình nghiên cứu được công bố năm 2012 bởi nhóm nghiên cứu dẫn đầu là Wharton’s Jennifer Mueller.

Với kết luận của nghiên cứu này là có liên quan đối với bối cảnh ngày nay. Vì các nhà quản lý vẫn phàn nàn rằng, họ đang làm việc trong một ngành công nghiệp không chắc chắn. Điều này đã và đang dẫn đến sự thay đổi liên tục, tái tạo của các công ty.  Mặc trái của tâm lý này là luôn đi tìm những thay đổi mà không dành thời gian và công sức để đánh giá những ý tưởng sẵn có. Đặc biệt lãng phí khi đó mới chính là những ý tưởng, giá trị giúp di trì hoạt động của doanh nghiệp.

Một giải pháp có thể giúp tránh sự lãng phí và “giết chết ý tưởng” là thay đổi cấu trúc đánh giá phê duyệt và thực thi.

Kế hoạch phê duyệt mới có thể được chia sẻ trong tổ chức thay vì sử dụng hệ thống phân cấp truyền thống để phê duyệt ý tưởng. Đây là giải pháp được sử dụng trong gần một thập niên qua bởi công ty Rhode Island. Họ đã tạo ra một trang web nội bộ (Mutual Fun) để tập hợp tất cả các ý tưởng của nhân viên.

Tại đây, các nhân viên có thể niêm yết các ý tưởng của mình. Mỗi nhân viên sẽ được trao 10.000 USD tiền ảo để “đầu tư” cho các ý tưởng mà mình ủng hộ. Không những thế, các nhân viên cũng có thể trở thành người tình nguyện thực hiện ý tưởng đó. Nếu một ý tưởng thu hút được đủ sự ủng hộ thì chúng sẽ được phê duyệt và tất cả những người tham gia, ủng hộ ý tửng đó đều thu được lợi nhuận từ dự án.

Chỉ một vài năm, doanh nghiệp này đã thu được lợi nhuận rất lớn từ “Mutual Fun” – chỉ từ những ý tưởng nhỏ đã giúp tạo ra những sản phẩm mới có giá trị, còn doanh số tăng 50% mỗi năm. Quan trọng hơn, thị trường ý tưởng “Mutual Fun” giúp tạo ra một nền văn hóa doanh nghiệp mang tính sáng tạo và chủ động, nơi mà những ý tưởng mới được công nhận và phát triển trong toàn công ty.

Ngoài ra, đây cũng là minh chứng cho thấy rằng tất cả mọi người trong doanh nghiệp đều có những ý tưởng tuyệt vời và cái họ cần là nơi để chia sẻ, công nhận và thực thi phù hợp – đó là nhiệm vụ nhà lãnh đạo cần phải làm.

Theo Harvard Business Review

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.