VĂN HÓA DOANH NGHIỆP LÀ CHÌA KHÓA GIÚP GIỮ CHÂN NGƯỜI TÀI

Để phát triển bền vững trên thị trường đầy khắc nghiệt, các doanh nghiệp phái cố gắng nỗ lực để đưa doanh nghiệp của mình ngày một nâng cao, để làm được điều đó thì yếu tố văn hóa doanh nghiệp đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Văn hóa doanh nghiệp sẽ là chìa khóa giữ chân nhân tài và giúp tổ chức ngày một tiến xa hơn.

1.Văn hóa doanh nghiệp là gì ?

“Daft (2007) định nghĩa, văn hóa tổ chức là tập hợp các giá trị quan trọng, niềm tin và sự chia sẻ giữa các thành viên trong tổ chức. Văn hóa tổ chức bên cạnh việc gắn kết các thành viên trong tổ chức mà còn giúp tổ chức dễ dàng thích ứng với môi trường bên ngoài.”

Tóm lại, văn hóa doanh nghiệp là hệ thống các giá trị, quan niệm và nguyên tắc hành vi được chia sẻ bên trong doanh nghiệp, chi phối tình cảm, nếp suy nghĩ và cách thức hành động của các thành viên trong quá trình theo đuổi và thực hiện những mục tiêu chung, tạo nên bản sắc riêng của mỗi doanh nghiệp.

Văn hóa doanh nghiệp là gì ?

2.Vì sao văn hóa doanh nghiệp lại quan trọng trong tổ chức

2.1. Văn hóa tổ chức góp phần xây dựng khối đại đoàn kết trong doanh nghiệp

“Văn hóa doanh nghiệp đến từ cách bạn sống không phải đến từ những gì bạn nói”

Trong bất kì bối cảnh hoặc hoàn cảnh nào, để có thể tồn tại, phát triển cũng nhu đáp ứng được sự thay đổi của môi trường, hầu hết các doanh nghiệp phải tạo ra được sự thống nhất cao trong công việc. Để tạo nên được sự thống nhất đó thì văn hóa doanh nghiệp đóng một vai trò vô cùng quan trọng, nó sẽ giúp kết nối các thành viên của doanh nghiệp lại với nhau, tạo sự thống nhất đem lại kết quả công việc ở trạng thái tốt nhất.

Văn hóa doanh nghiệp củng cố sức mạnh đại đoàn kết

2.2. Phối hợp và kiểm soát

Văn hóa tổ chức góp phần tạo nên sự thống nhất trong nhận thức, trong cách làm việc của doanh nghiệp, được toàn thể các thành viên trong doanh nghiệp chấp nhận và tuân thủ. Do đó, văn hóa doanh nghiệp sẽ có lợi trong hoạt động phối hợp và kiểm soát của doanh nghiệp.

2.3. Văn hóa tổ chức góp phần tạo động cơ làm việc

“Năng lực của mỗi người có thể gia tăng hoặc mạnh mẽ hơn nhờ văn hóa.”

“Every man’s ability may be strengthened or increased by culture”

John Abbott

Văn hóa doanh nghiệp giúp xác định được mục tiêu chung mà các thành viên cùng nhau theo đuổi. Từ mục tiêu chung này, mọi người đều đặt mục tiêu và giá trị của tổ chức lên hàng đầu, từ đó nâng cao tinh thần và thái độ làm việc, tăng cường sự phối hợp với nhau. Do đó, doanh nghiệp hoạt động được hiệu quả hơn.

Văn hóa doanh nghiệp tạo động lực làm việc

2.4. Góp phần tăng lợi thế cạnh tranh doanh nghiệp

Văn hóa doanh nghiệp tốt sẽ giúp doanh nghiệp tăng được lợi thế cạnh tranh trên thị trường bởi vì văn hóa doanh nghiệp góp phần xây dựng khối đại đoàn kết trong doanh nghiệp, tăng cường phối hợp và kiểm soát, tạo động lực làm việc giúp doanh nghiệp đạt hiệu quả tốt hơn. Đó cũng chính là động lực giúp doanh nghiệp tăng được lợi thế cạnh tranh trên thị trường

2.5. Văn hóa doanh nghiệp giúp giữ chân người tài

Văn hóa tốt không những giúp công ty đạt hiệu quả cao mà còn là nguyên nhân giúp cho doanh nghiệp giữ chân và thu hút được nhiều nhân tài ở lại với mình. Một doanh nghiệp có văn hóa tổ chức tốt chắc chắn sẽ là môi trường tốt để những người có năng lực phát huy được hết thế mạnh của họ mà không cần phải ngần ngại. Vậy nên, muốn doanh nghiệp phát triển vững mạnh chúng ta nên xây dựng một nền văn hóa tốt đẹp, nơi mà nọi thành viên đều có thể phát huy hết năng lực của mình.

Văn hóa doanh nghiệp tốt giữ chân được người tài

3.Một số doanh nghiệp có văn hóa tổ chức điển hình đáng học hỏi

3.1. Zappos – Hãng phân phối giày online nổi tiếng nhất của Mỹ

Văn hóa doanh nghiệp của Zappos được thể hiện ngay khi các ứng viên ứng tuyển. Họ sẽ được phỏng vấn để xem có phù hợp với văn hóa của công ty hay không, và điều này chiếm đến 50% quyết định của nhà tuyển dụng. Sau tuần làm việc đầu tiên, các nhân viên mới sẽ được khuyến khích để nghỉ việc nếu họ cảm thấy không phù hợp. Khi đồng ý ra đi, họ sẽ được nhận 2.000 USD cho quyết định dứt khoát đó.

Đối với các nhân viên của Zappos, 10 giá trị cốt lõi của công ty luôn được thấm nhuần. Sự thăng tiến của họ đến từ việc vượt qua những bài kiểm tra kĩ năng, năng lực làm việc cũng như sự tiến bộ của mình, chứ không phải nhờ “chuyện chính trị” trong văn phòng.

Ngân sách của công ty chi rất nhiều cho các hoạt động gắn kết nhân viên và đẩy mạnh tinh thần văn hóa chung của doanh nghiệp.

Zappos dành ra nhiều khoản phúc lợi hấp dẫn, tạo môi trường làm việc vui vẻ nhằm giúp nhân viên tập trung làm việc và mang lại những giá trị tốt nhất cho khách hàng.

Môi trường làm việc tại Zappos

3.2. Twitter – Mạng xã hội

Những nhân viên của Twitter luôn ca ngợi văn hóa doanh nghiệp của công ty này. Người ta dành sự tán thưởng cho những cuộc họp trên tầng thượng của tòa nhà, những đồng nghiệp thân thiện và một môi trường đề cao văn hóa làm việc nhóm (teamwork), nơi mỗi cá nhân đều được truyền cảm hứng từ mục tiêu và tầm nhìn của công ty.

Nhân viên của Twitter có thể ăn uống miễn phí ở trụ sở công ty tại San Francisco, kèm theo đó là những lớp học yoga miễn phí; một số nhân viên còn có thể đi du lịch không giới hạn.

Những nhân viên của Twitter nói rằng họ rất thích được làm việc cùng những người thông minh ở đây. Họ nhấn mạnh rằng, họ đang được đóng góp cho một công ty có thể tạo nên những thay đổi trên toàn thế giới. Không có nhân viên nào của Twitter rời bỏ công ty khi họ chưa hoàn thành xong các công việc và nhiệm vụ tại đây.

Không ai có thể đánh bại được một đội ngũ nhân viên vừa thân thiết với nhau vừa hài lòng với công việc. Không có bất kì luật lệ hay chương trình nào có thể khiến nhân viên vui vẻ với công việc hơn là công ty luôn khẳng định và ghi nhận thành quả lao động của họ.

Không gian làm việc tại Twitter

3.3. Facebook

Cũng như các công ty khác, Facebook cho nhân viên của mình rất nhiều quyền lợi như cổ phiếu của công ty, đồ ăn miễn phí trong văn phòng, một không gian làm việc thoáng đãng, thoải mái, thậm chí còn có cả khu giặt đồ trong văn phòng. Văn hóa của Facebook tập trung vào các hoạt động nhóm, tạo điều kiện để mọi người được giao tiếp một cách cởi mở. Đây vẫn là một môi trường mang lại cho nhân viên rất nhiều quyền lợi, ủng hộ việc nhân viên được nâng cao trình độ và phát triển cá nhân.

Facebook đã bố trí rất nhiều các phòng làm việc chung, các phòng họp ở nhiều tòa nhà, thêm vào đó là rất nhiều công viên mở ở các lối đi và các khuôn viên giữa các tòa nhà. Do đó, nhân viên và các lãnh đạo của công ty luôn có nơi để nghỉ giữa giờ hoặc tụ họp sau giờ làm, và các lãnh đạo (kể cả CEO Mark Zuckerberg của Facebook) cũng có thể ngồi làm việc ở các không gian mở bên cạnh những nhân viên bình thường khác. Có thể thấy rằng ở Facebook, cách bố trí về không gian chính là phương pháp mà công ty dùng để nỗ lực củng cố và thể hiện văn hóa làm việc tự do, bình đẳng và không có khoảng cách cấp bậc của mình.

Các phòng làm việc tại Google

3.4. Adobe

Adobe không đánh giá nhân viên dựa trên việc chấm điểm, vì họ cho rằng việc đó ảnh hưởng xấu đến sức sáng tạo và tinh thần đồng đội của các nhân viên. Những người lãnh đạo chỉ đóng vai trò như những huấn luyện viên, họ hướng dẫn để các nhân viên đặt ra những mục tiêu hợp lý cho bản thân và chỉ dẫn ra những cách để cấp dưới của mình có thể đạt được những mục tiêu đó.

Nhân viên của Adobe cũng được công ty đưa ra ưu đãi mua cổ phần của công ty. Điều này khiến nhân viên của Adobe không chỉ cảm nhận được nghĩa vụ và trách nhiệm của mình, mà còn tạo điều kiện để họ có thể hưởng lợi trực tiếp từ thành công của công ty. Văn hóa cởi mở của Adobe còn thể hiện ở những khóa đào tạo liên tiếp dành cho nhân viên. Hơn nữa, công ty cũng luôn đảm bảo một môi trường tạo điều kiện cho nhân viên sáng tạo mà không phải sợ bị phạt nếu có lúc nào họ “lỡ” sáng tạo một cách chưa hợp lý.

Một góc văn phòng tại Adobe

Xem thêm:

Kiên trì là chìa khóa dẫn đến thành công

Cách duy trì văn hóa doanh nghiệp khi áp dụng mô hình làm việc kết hợp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.