TẦM QUAN TRỌNG CỦA GIAO TIẾP TRONG DOANH NGHIỆP

Kỹ năng giao tiếp luôn là một kỹ năng cần thiết và quan trọng cho mỗi người, dù là trong cuộc sống hay trong công việc. Khả năng giao tiếp tốt sẽ mở ra cho bạn nhiều cơ hội trong tương lai.

Giao tiếp trong kinh doanh là gì ?

“Kỹ năng giao tiếp là một công cụ quan trọng trong cuộc hành trình theo đuổi mục tiêu, dù là với gia đình, đồng nghiệp hay khách hàng của bạn”

– Les Brown –

Khác với giao tiếp thông thường, giao tiếp trong kinh doanh là quá trình trao đổi các thông tin, thông điệp tích cực để tạo ra sự phản hồi nhằm đạt được các mục đích cần thiết trong kinh doanh. Để thực hiện giao tiếp kinh doanh, chúng ta cần sử dụng lời nói, chữ viết hoặc cử chỉ, hành vi và cảm xúc nhằm tạo ra sự liên kết giữa các chủ thể với nhau. Giúp cho các hoạt động thu thập và tiếp nhận thông tin được diễn ra thường xuyên để nắm bắt các vấn đề kinh doanh, từ đó tạo ra chiến lược bán hàng phù hợp với thị trường

Giao tiếp trong kinh doanh là gì ?

Vai trò của kỹ năng giao tiếp trong kinh doanh

“Nếu bạn không thể giao tiếp, nó chẳng khác nào nháy mắt với một cô gái trong bóng tối – vì bạn chẳng thấy gì cả. Bạn có thể là người thông minh nhất thế giới nhưng bạn phải biết cách để truyền tải điều đó.”

– Warren Buffet –

Thúc đẩy quá trình kinh doanh

Bên cạnh việc kết nối với đối tác và khách hàng thì giao tiếp cũng đóng góp một phần quan trọng trong việc thúc đẩy quá trình kinh doanh. Nhờ vào kĩ năng giao tiếp chúng ta có thể tìm kiếm khách hàng, tiến hành hợp tác, kí kết hợp đồng, mang lại lợi nhuận cho công ty.

Để thực hiện được việc này thì doanh nghiệp cần phải có một đội ngũ nhân viên có khả năng tốt trong những công việc như: viết email, viêt các bài viết hấp dẫn trên mạng xã hội thu hút được sự chú ý của khách hàng. Bên cạnh đó nhân viên còn cần có khả năng truyền đạt tốt mới có thể truyền đạt được những thông tin cần thiết đến khách hàng, khiến cho khách hàng tin tưởng và sản phẩm của doanh nghiệp và quyết định hợp tác cùng. Đây chính là cách thức giao tiếp mà mỗi doanh nghiệp cần nên có để có thể thúc đẩy việc kinh doanh của mình ngày một phát triển.

Kết nối với đối tác

Đối tác chính là một nhân tố lớn góp phần tạo ra doanh thu của một doanh nghiệp, vậy nên việc giao tiếp tốt với đối tác là việc làm khiến đôi bên cùng có lợi. Giao tiếp tốt sẽ giúp doanh nghiệp có được nhiều lợi thế hơn hẳn, chẳng hạn được ưu đãi về giá từ các nhà cung cấp từ đó những sản phẩm doanh nghiệp làm ra sẽ có giá thành thấp hơn so với đối thủ, tăng doanh thu cho doanh nghiệp.

Giao tiếp giúp kết nối mọi người

Liên kết với khách hàng

Khách hàng vô cùng quan trọng đối với sự sống còn của một doanh nghiệp vì họ là những người trực tiếp mang lại doanh thu cho chúng ta. Vậy nên, việc giao tiếp với khách hàng cũng quan trọng không kém, giao tiếp tốt sẽ làm cho khách hàng cảm nhận được sự tôn trọng đến từ doanh nghiệp từ đó tin tưởng vào sản phẩm và bắt đầu trở thành khách hàng thân thiết. Doanh nghiệp nên thường xuyên kết nối và liên lạc với khách hàng để duy trì mối quan hệ và giúp khách hàng ghi nhớ về thương hiệu.

Đảm bảo quy trình làm việc

Việc giao tiếp tốt sẽ đảm bảo được quy trình làm việc được diễn ra suôn sẻ vì trong môi trường kinh doanh giữa các đồng nghiệp với nhau cần có sự thấu hiểu thì mới có thể cùng nhau hoàn thành công việc được giao. Cũng như giữa sếp với nhân viên, giao tiếp tốt sẽ giúp nhân viên hiểu được các kế hoạch, chiến lược mà cấp trên đề ra từ đó mới hoàn thành tốt công việc được giao để mang lại hiệu quả tốt nhất.

Giao tiếp đảm bảo quy trình làm việc

Tạo ra môi trường làm việc tích cực

Giữa nhân viên và doanh nghiệp nên có một sự liên kết chặt chẽ để cùng nhau phát triển, vậy nên yếu tố giao tiếp đóng góp một phần quan trọng trong việc tạo ra một môi trường làm việc thoải mái, thúc đẩy năng suất làm việc của nhân viên tăng cao.

Kỹ năng giao tiếp cũng cũng giúp cho nhân viên dễ dàng bày tỏ các quan điểm cũng như mong muốn của mình đến với mọi người, từ đó mới có thể thấu hiểu và làm việc hiệu quả cùng nhau.

Giao tiếp hiệu quả trong công việc mang lại những gì ?

Hữu ích trong môi trường đa văn hóa

Giao tiếp rất quan trọng trong môi trường làm việc đa văn hóa. Kĩ năng giao tiếp góp phần không nhỏ vào việc phá bỏ rào cản ngôn ngữ trong môi trường đa văn hóa. Với môi trường làm việc đa văn hóa, doanh nghiệp nên cung cấp các khóa học dành cho các nhân viên đến từ nhiều đất nước khác nhau để họ hiểu biết hơn về văn hóa của các quốc gia, giúp họ xóa bỏ những khác biệt về văn hóa ngay từ những ngày đầu, như thế sẽ giúp doanh nghiệp nâng cao năng suất làm việc, giảm thiểu tối đa những sai lầm không đáng có do dự khác biệt văn hóa gây nên.

Giao tiếp có ích trong môi trường đa văn hóa

Thương mại quốc tế

Thị trường nước ngoài là mục tiêu mà bất cứ doanh nghiệp cũng muốn hướng đến vậy nên trong mỗi doanh nghiệp từ quản lí cho đến nhân viên nên biết cách giao tiếp hiệu quả với các khách hàng đối tác của công ty để có thể mở rộng thêm tập khách hàng của mình.

hững doanh nghiệp chủ động trang bị cho nhân viên của mình với các kĩ năng giao tiếp bằng ngôn từ hay phi ngôn từ xuất sắc sẽ thấy thật dễ dàng để tấn công thị trường quốc tế hơn nhiều so với các doanh nghiệp không hiểu được tầm quan trọng của việc đầu tư cho giao tiếp này. Vì vậy có thể nói giao tiếp hiệu quả vô cùng quan trọng đối với những doanh nghiệp đang muốn mở rộng kinh doanh ra nước ngoài.

Xây dựng tinh thần đồng đội

Giao tiếp hiệu quả trong công việc giúp cho nhân viên và quản lí dễ dàng hiểu và phối họp thực hiện công việc một cách đáng kinh ngạc. Bởi thông qua giao tiếp cấp dưới có thể hiểu và tin tưởng vào những chỉ đạo của cấp trên còn cấp trên thì có thể hiểu và tin tưởng giao việc cho cấp dưới.

Khi các thành viên hợp tác chặt chẽ, cùng nhau họ sẽ làm nên một tập thể làm việc ăn khớp, vẹn toàn và đầy tinh thần trách nhiệm. Mỗi thành viên đều hiểu rõ vai trò, nhiệm vụ của mình và bản thân họ cũng biết được rằng mình được xem trọng.

Giao tiếp xây dựng tinh thần đồng đội

Nâng cao tinh thần làm việc

Giao tiếp hiệu quả có thể giúp cải thiện tinh thần làm việc của mỗi người. Mặc dù với đa phần người đi làm, tiền lương là mối quan tâm lớn nhất nhưng đó không phải là thứ duy nhất họ quan tâm tới. Là nhân viên, họ mong muốn được giao tiếp với những người làm quản lí, được bày tỏ ý kiến và được tiếp nhận. Chính điều đó tạo nên một môi trường làm việc lành mạnh. Khi nhân viên hài lòng với công việc, họ sẽ làm tròn nhiệm vụ của mình một cách hiệu quả với một thái độ làm việc tích cực.

Xem thêm:

Văn hóa doanh nghiệp là chìa khóa giữ chân người tài

3 bài học về xây dựng niềm tin từ các CEO nổi tiếp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.