Lãnh đạo chuyển đổi: Phong cách quản lý của mọi thời đại

Nguyễn Thiện Khải

Bạn đã bao giờ nhìn thấy một nhà lãnh đạo truyền đạt được rò ràng các mục tiêu của nhóm và truyền cảm hứng mạnh mẽ cho tất cả các thành viên của mình hay chưa? Đây được xem là phong cách’’ lãnh đạo chuyển đổi”.

Với vai trò là người lãnh đạo chuyển đổi họ luôn mang đến những thay đổi tích cực đáng kể cho những người xung quanh. Nhìn chung họ luôn tràn đầy năng lượng, nhiệt huyết và đam mê. Ngoài hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, họ cũng tập trung giúp đỡ các thành viên khác đạt được thành công.

Lãnh đạo chuyển đổi trong doanh nghiệp
Lãnh đạo chuyển đổi trong doanh nghiệp

Phong cách lãnh đạo chuyển đổi là nguồn cảm hứng cho nhân viên đón nhận những thay đổi, cũng như xây dựng tinh thân thần trách nhiệm, quyền tự làm chủ trong công việc.

Lãnh đạo chuyển đổi là gì?

Phong cách lãnh đạo chuyển đổi được đặc trưng ở việc nhà lãnh đạo khuyến khích và truyền cảm ứng cho mọi người nhằm hoàn thiện và đổi mới bản thân – Góp phần thúc đẩy sự phát triển và thành công của doanh nghiệp. Họ tập trung xây dựng ý thức mạnh mẽ về quyền sở hữu và tự chủ trong công việc.

Các nhà lãnh đạo chuyển đổi không quản lý theo quy mô mà thay vào đó họ tin tưởng vào khả năng tự xử lý công việc của nhân viên. Phong cách lãnh đạo này giúp cho nhân viên thoái mái sáng tạo mà không bị quá gò bó và thay đổi suy nghĩ khác nhau và sẵn sàng đề xuất các biện pháp mới. Thông qua các buổi huấn luyện và cố vấn cho nhân viên của bạn được trang bị các kỹ năng cần thiết để trở thành thế hệ lãnh đạo chuyển đổi thiếp theo.

Đặc điểm của phong cách lãnh đạo chuyển đổi

  • Họ chứng tỏ bản thân là một tấm gương về đạo đức, công bằng và chính trực.
  • Xác định được rõ mục tiêu rò ràng và đặt ra những kỳ vọng hợp lý
  • Họ truyền cảm hứng cho nhân viên giúp phát triển bản thân theo chiều hướng tích cực.
  • Giàu tinh thần hợp tác và thừa nhận mọi thành quả của người khác
  • Cho phép nhân viên khả năng tự chủ và đưa ra quyết định của mình
  • Họ xây dựng nền văn hóa làm việc, hướng tới mục tiêu chung thay vì lợi ích của cá nhân.

Những điều cấu thành phong cách lãnh đạo chuyển đổi?

lãnh đạo chuyển đổi
Những điều cấu thành phong cách lãnh đạo chuyển đổi

Kích thích trí tuệ: Họ có khả năng tuyệt vời trong việc cảm hứng sáng tạo cho nhân viên của mình. Luôn khuyến khích nhân viên đề xuất những phương pháp mới và không ngừng tìm kiếm cơ hội phát triển bản thân.

Quan tâm đến cá nhân: Họ luôn cởi mở với những ý tưởng mới. Ngoài ra, họ sẵn sàng ghi nhận đóng góp của nhân viên.

  • Năng lượng truyền cảm hứng: Họ luôn mang lại nguồn năng lượng và xác định rõ được mục tiêu, có khả năng truyền đạt và trao quyền cho nhân viên hoàn thành mục tiêu của họ.
  • Nêu gương sáng: họ chứng tỏ bản thân là hình mẫu cho mọi người noi theo. Nhân viên tin tưởng và tôn trọng, luôn cố gắng mô phonvgr phong cách và hiện thực hóa tầm nhìn của họ.

Ưu và nhược điểm của phong cách lãnh đạo chuyển đổi

Lãnh đạo chuyển đổi là lựa chọn hợp lý khi doanh nghiệp cần sự thay đổi. Phong cách này không phù hợp với các doanh nghiệp mới thành lập, chưa thực sự hoàn thiện cơ cấu và quy trình làm việc.

Ưu điểm:

Tạo điều kiện để phát triển ý tưởng mới

Đảm bảo sự cân bằng giữa tầm nhìn ngắn hạn và tầm nhìn dài hạn

Xây dựng niềm tin giữa các thành viên trong tổ chức

Khuyến khích tinh thần chính trực và khả năng đồng cảm với người khác

Nhược điểm:

Không thích hợp với các doanh nghiệp mới

Đòi hỏi cơ cấu doanh nghiệp rõ ràng

Không hoạt động tốt với các mô hình liên quan

Làm thế nào để trở thành một nhà lãnh đạo chuyển đổi

lãnh đạo chuyển đổi
Làm thế nào đê trở thành một nhà lãnh đạo chuyển đội

1. Có tầm nhìn rõ ràng

Điều này cần người lãnh đạo có tầm nhìn rõ ràng về nguồn lực hiện có, thuyết phục nhân viên của mình hiểu rõ về lý do tại sao bạn- và nhân viên của mình- thức dậy mỗi sáng.

2. Động viên người khác

Việc truyền cảm hứng cho nhân viên của mình hiểu rõ hơn sở thích của bản thân rằng bản thân có thể làm gì để biến đó thành hiện thực, truyền cảm hứng cho nhân viên về lợi ích họ nhận được khi theo đuổi và thay đổi tầm nhìn của mình. Người lãnh đạo như đang kể lại câu chuyện cho nhân viên của mình, giúp thúc đẩy nguồn lực hiện có cũng thay đổi theo.

3. Giám sát quá trình hoạt động của doanh nghiệp

Việc doanh nghiệp có nhà lãnh đạo có chiến lược nhưng lại không nỗ lực thực hiện theo là điều không hiếm gặp. Doanh nghiệp cần tạo không khí trong môi trường làm việc, giải quyết những vấn đề nội bộ có thể xảy đến là điều rất quan trọng để tạo sự gắn kết với nhau, để nhận thức được vai trò cá nhân và đo lường bằng thành tích.

Mặc khác, mục tiêu rõ ràng và thông minh là rất cần thiết. Bao gồm những công việc ngắn hạn mang lại sự thành công cho doanh nghiệp nhanh chóng và truyền cảm hứng cho nhân viên.

4 Xây dựng quan hệ dựa trên niềm tin

Phát triển con người giúp nhân viên của mình đạt được mục tiêu cá nhân cũng là yếu tố đóng vai trò trọng tâm đối với phong cách lãnh đạo chuyển đổi.

Là một nhà lãnh đạo chuyển đổi bạn phải thường xuyên trao đổi với từng nhân viên trong doanh nghiệp. Mục đích là để xác định mục tiêu và nhu cầu phát triển của họ- và cần làm gì để giúp họ đạt được mong muốn về công việc hiện tại.

Việc lãnh đạo chuyển đổi có thể không phải là lựa chọn phù hợp cho những trường hợp nhất định, tuy có những ưu điểm nhất định giúp doanh nghiệp phát triển những tiềm năng. Trên thị trường thế giới phát triển hiện nay luôn phải thay đổi liên tục. Vì hiện tại, thành công hôm nay chưa chắc thành công trong ngày mai. Xuất phát từ thực tế hiện nay, các cấp quản lý không ngưng tập trung hoàn thiện lỹ năng lãnh đạo – nhằm mục đích trao quyền cho nhân viên và xác định hướng phù hợp cho doanh nghiệp.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.